Wednesday, February 12, 2014

Mai một


Một mai mai một* người quân tử,
Luân thường đạo lý dễ làm sao!
Công danh theo đường Lã bất Vi
Tâm không, khó qua khỏi đại hạn
Phúc bé, bất hạnh tới quanh năm,
Lên chùa mua chuộc bày quỷ sứ
Bịt mắt Phật, che luôn cả Thánh
Nghĩ chắc năm này hanh thông cả

Quân tử lạc lõng chốn quan trường,
Bơ vơ một cõi chẳng ai hay
Biết để làm gì tên gàn dở,
Sẽ không ai thèm thương tiếc nữa.
Sách thánh hiền xưa theo Doanh Chính,
Chữ đâu còn sót đến ngày nay
Lạ gì thế thái với nhân tình,
Một mai mai một người quân tử.

*Một mai: chữ môm, nghĩa là sau này. Trong đó Một là số một. Mai là ngày hôm sau.
Mai một: chữ hán, nghĩa là chôn vùi, mất đi, lãng quên. Trong đó: Mai: chôn vùi, che lấp. Một: chìm, mất, lặn, không.
Nhân đọc bài của Chu Mộng Long nói về cuốn "Từ điển tục ngữ Việt của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương, có viết: Thành ngữ, tục ngữ không dễ giải thích, mặc dù ta vẫn dùng (dùng đúng hoặc không ít trường hợp dùng tùy tiện, sai) trong nói năng, viết lách, chưa kể những khó khăn khi gặp nhiều thành ngữ, tục ngữ đã thành cổ ngữ, tử ngữ. Nhưng cách giải thích của tiến sĩ ngữ học Nguyễn Đức Dương (được các giáo sư, tiến sĩ tên tuổi ca ngợi, biểu dương mới lạ?) là không thể chấp nhận, đúng là “làm hỏng di sản tục ngữ”. . . .
. . . . .  Một ngôi sao một ao nước Mỗi một ngôi sao hiện ra trên bầu trời đêm hôm trước (là điềm ngày mai trời sẽ trút xuống mặt đất) một ao đầy nước mưa.
-Rất khó chấp nhận cách giải thích trên của Nguyễn Đức Dương. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, nếu đêm hôm trước bầu trời đầy sao là dấu hiệu ngày mai trời sẽ không một gợn mây, nắng chang chang. Đâu có chuyện ngược đời, đêm hôm trước càng nhiều sao, ngày mai càng mưa lớn ?
Vậy, câu tục ngữ của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương được hiểu như thế nào ? Nói như dân gian “đến trời cũng không thể hiểu nổi”. Bởi hình thức chính xác của câu tục ngữ là: Một sao, ao nước. Một sao nghĩa là không có ngôi sao nào. “Một” là từ Hán Việt có nghĩa như sau:
- “① Chìm đắm, bị nước tràn ngập gọi là một.Chết, mất rồi, có khi viết là 歿.③ Hết, như một thế 沒世 hết đời. ||④ Không có, chế người không biết chữ gọi là một tự bi 沒字碑 ý nói trong lòng không có một chữ nào. ⑤ Mất tích, như mai một 埋沒 vùi mất, dẫn một 泯沒 tan mất, v.v.” (Hán Việt tự điển-Thiều Chửu).
- “Một 沒: Không, không có (một hữu 沒有)① Chìm, lặn: một nhập thủy trung 沒入水中 Chìm xuống dưới nước;…③ Ẩn, mất: (xuất một 出沒 ẩn hiện” (Từ điển Hán Việt - Trần Văn Chánh, lược trích)
Nghĩa của từ “một” trong Hán văn là như vậy. Thế nhưng trong ngôn ngữ hàng ngày, hoặc câu kết hợp Hán + Nôm, người ta có dùng “một” với nghĩa là không có, ẩn giấu, chìm lấp, mất không ? Thưa là có:
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của : “Một 歿. Chết, mất: (…) “Làm tờ một hạ: làm giấy khai về sự bị ăn trộm, ăn cướp, cho làng làm chứng”.
- Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức : “Một 沒 mất (không dùng một mình) một tích, mai một. Một thú: mất thú: đi chơi không có bạn thật là một thú”.
Kết luận: từ “một” trong câu tục ngữ Một sao, ao nước được hiểu là vắng, không có, chìm mất, ẩn mất. Tục ngữ dùng “một” với ý là sao trời bị chìm lấp, bị che lấp đi bởi mây đen. Một sao, ao nước được hiểu: Nếu sao đêm bị mây đen che lấp hết thì ngày mai mưa to, ao chuôm đầy nước. (Dị bản nhìn sao để đoán thời tiết: Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa).
Như vậy, do người sưu tầm (hoặc chính do Nhà ngữ học) không hiểu tục ngữ “Một sao, ao nước” là gì nên tự ý chữa “một” (tính từ), thành “một” (số từ) và thêm ngôi cho “sao”: “Một ngôi sao, một ao nước”. Thế nhưng tục ngữ chẳng những không dễ hiểu mà trở nên bế tắc về cách hiểu. Cuối cùng soạn giả từ điển giải thích theo kiểu ngược đời, bất chấp thực tế khách quan . . . .



No comments:

Post a Comment